Sau khi đề án sáp nhập TP HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu được thông qua, khu vực phía Đông TP HCM gồm TP Thủ Đức, Dĩ An (Bình Dương) và Biên Hòa (Đồng Nai) đang nổi lên như một tâm điểm đầu tư mới nhờ vị trí chiến lược, hạ tầng liên vùng phát triển mạnh và định hướng quy hoạch rõ ràng.
Việc hợp nhất ba địa phương trên được xem là bước đi quan trọng trong tiến trình tái cấu trúc không gian đô thị và phát triển hạ tầng, đưa TP HCM trở thành một "siêu đô thị" với quy mô dân số hơn 14 triệu người. Trong đó, trục đô thị Thủ Đức – Dĩ An – Biên Hòa được đánh giá có nhiều tiềm năng đón đầu dòng vốn phát triển nhờ vào lợi thế “cửa ngõ phía Đông” và vai trò kết nối các trung tâm công nghiệp, logistics trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, cảng Cái Mép và sân bay Long Thành.
Ba trụ cột tạo lực hút đầu tư
Theo đánh giá từ giới chuyên môn, tiềm năng phát triển của khu Đông không chỉ đến từ yếu tố địa lý hành chính mà còn dựa trên ba trụ cột chiến lược gồm vị trí, hạ tầng và chính sách.
Thứ nhất, khu vực này sở hữu vị trí liên kết đa hướng, đóng vai trò là đầu mối giao thương giữa TP HCM và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Thứ hai, hạ tầng giao thông đang được đầu tư đồng bộ, nổi bật với các dự án quy mô như nút giao Tân Vạn, tuyến Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, sân bay quốc tế Long Thành cùng các tuyến metro kết nối TP HCM với Bình Dương và Đồng Nai. Các dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025, tạo đà bứt phá cho toàn khu vực.
Thứ ba, về mặt chính sách, khu Thủ Đức được định hướng phát triển thành "thành phố sáng tạo" của TP HCM; Dĩ An là đầu mối giao thông phía Bắc, đồng thời là điểm kết nối metro số 1; trong khi Biên Hòa đang triển khai trung tâm hành chính mới Biên Hòa Đông Phố – một mắt xích quan trọng trong chiến lược phân bổ lại các trung tâm hành chính vùng.
Bên cạnh đó, chất lượng dân cư khu Đông cũng là yếu tố thúc đẩy đô thị hóa, với lực lượng đông đảo chuyên gia, kỹ sư, cán bộ công nhân viên từ các khu công nghiệp, trường đại học và các cơ quan quản lý nhà nước.
Cơ hội từ làn sóng dịch chuyển và đầu tư hạ tầng
Nằm ngay trung tâm trục phát triển Thủ Đức – Dĩ An – Biên Hòa, dự án The Gió Riverside được đánh giá là điểm sáng đầu tư khi hội tụ đầy đủ các yếu tố về vị trí, hạ tầng và tiềm năng tăng giá. Từ dự án, cư dân có thể dễ dàng tiếp cận loạt công trình hạ tầng trọng điểm như cao tốc, vành đai, sân bay Long Thành... giúp gia tăng khả năng kết nối và giá trị bất động sản trong tương lai.
Ngoài ra, các công trình dịch vụ - thương mại quy mô lớn đang được triển khai, điển hình là trung tâm thương mại Aeon Mall Biên Hòa với vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng, dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2027. Cùng thời điểm đó, trung tâm hành chính mới của tỉnh Đồng Nai cũng sẽ đi vào hoạt động, kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ, nhân sự văn phòng...
Theo đại diện chủ đầu tư An Gia, với tiến độ hạ tầng dồn dập hoàn thiện, The Gió Riverside sẽ được bàn giao đúng vào “điểm rơi” thị trường năm 2027 – giai đoạn thị trường nhà ở khu vực được kỳ vọng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Mức giá sơ cấp dự kiến từ 40-45 triệu đồng/m² được cho là phù hợp trong bối cảnh giá trị hạ tầng và tiện ích khu vực đang trong giai đoạn tăng tốc.
“Đầu tư giai đoạn này là bước đi chiến lược để nắm bắt biên độ tăng giá trong trung – dài hạn, đặc biệt với những sản phẩm có vị trí nằm trong vùng hạ tầng trọng điểm,” đại diện An Gia nhận định.
Hiện tại, doanh nghiệp đang đẩy mạnh triển khai giai đoạn hai của dự án với việc ra mắt tháp Gió Đông – phân khu tiếp theo hưởng trọn các lợi thế từ làn sóng dịch chuyển dân cư và dòng vốn đầu tư đang đổ mạnh về khu Đông.